Những điều thú vị về chữ nổi

Louis Braille – người đã sáng tạo ra hệ thống chữ nổi (chữ dùng để đọc và viết cho cộng đồng người Khiếm thị) khi ông chỉ mới 14 tuổi. Hằng năm, ngày 4 tháng 1 được lựa chọn là ngày Chữ Nổi Thế giới, TokyoLife Angels hy vọng rằng, qua bài viết độc giả sẽ có thêm thông tin về loại chữ đặc biệt này.

Chữ nổi không phải một ngôn ngữ, mà là một chuỗi mã (code).

Trong bảng chữ nổi, mỗi khung chữ nhật gồm 6 điểm. Cách viết chữ, số dấu câu thể hiện qua cách các dấu chấm trên bảng chữ nổi được sắp xếp và có những quy tắc khác nhau. Hầu hết các ngôn ngữ ngày nay chúng ta sử dụng đều có thể chuyển sang dạng chữ nổi và được sử dụng trên toàn cầu. 

Thứ tự viết trong 1 ô chữ nhật trên bảng viết chữ nổi (Từ trên xuống dưới – từ trái sang phải). Ảnh: Internet.

Có nhiều hơn một cách viết chữ nổi.

Chữ nổi có hai cấp độ, thường được gọi là Cấp độ 1 (dạng không rút gọn) và Cấp độ 2 (dạng rút gọn). 

Bảng và bút viết chữ nổi. Ảnh: Braille Works

 Chữ nổi cấp độ 1:  

Là hình thức chuyển đổi tất cả các ký tự của chữ viết sang dạng chữ nổi. Trong trường hợp này, trên bảng chữ nổi sẽ không xuất hiện các từ viết tắt và mọi chữ cái của một từ, dấu câu đều được viết rõ ràng trên bảng chữ nổi.   

Bảng chữ cái chữ nổi tiếng Anh. Ảnh: Internet

Chữ nổi cấp độ 2: 

Thông thường để tiết kiệm thời gian và giấy viết, người dùng chữ nổi có thể viết tắt. Những từ thường được viết tắt: “và”, “hoặc”, “có thể”. Nhiều tờ báo và sách in thường dùng chữ nổi dạng viết tắt.  

Một số từ viết tắt trong chữ nổi tiếng Anh. Ảnh: Internet

Đối với hệ thống chữ viết tắt tiếng Việt, theo nguồn tin từ Trung Tâm Hướng Nghiệp & Công Nghệ Trợ Giúp Cho Người Mù Sao Mai, chúng ta có 3 cấp độ viết chữ nổi. Cấp độ 1 thường dùng để viết đầy đủ các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt, cấp độ 2 dùng để viết tắt phụ âm, nguyên âm và vần. Còn với cấp độ 3, chúng ta sẽ viết tắt các từ đơn âm tiết và áp dụng các quy tắc viết tắt cấp độ 2. 

Bảng chữ cái tiếng Việt. Ảnh: Internet

Bạn thích viết nhạc bằng chữ nổi?

Liệu chúng ta có thể sử dụng chữ nổi trong âm nhạc? Câu trả lời là có.  Tuy nhiên, trong viết nhạc, chữ nổi có những quy tắc riêng và cách đọc khác nhau. Các ký tự thể hiện các nốt nhạc khác nhau cùng trường độ, quãng nghỉ và cao độ khác nhau. Chữ nổi được dùng trong âm nhạc cũng tương tự chữ nổi thông thường, không được coi là khó hay dễ hơn và đem lại nhiều lợi ích cho các nhạc sĩ.  

Ví dụ về viết nhạc bằng chữ nổi. Ảnh: R N I B

 

Có những “bí ẩn” đằng sau việc sử dụng chữ nổi trên máy rút tiền tự động. 

Tại sao chữ nổi lại được sử dụng trên máy ATM?  
Người lái xe oto hay sử dụng loại kính phóng đại (bioptics) để lái xe. Loại kính này khiến người dùng không thể đọc chữ trên các phím bấm của máy ATM tự động. Thay vào đó, họ sử dụng chữ nổi.  
Một người mù trên taxi hay các chuyến xe đi chung có chủ động sử dụng máy ATM mà không ảnh hưởng đến sự riêng tư của họ. Chữ nổi trên máy ATM còn giúp người dùng nhìn kém có thể dễ dàng thao tác.  

Máy ATM tự động cho xe oto. Ảnh: Unsplash

Theo Đạo luật Người khuyết tật Mỹ, chữ nổi là ngôn ngữ bắt buộc sử dụng tại một số nơi.

Chữ nổi xuất hiện trên bảng chỉ dẫn tại các tòa nhà, căn hộ, cơ sở kinh doanh, trường học và nhiều nơi khác. Chữ nổi trên bảng chỉ dẫn thường sử dụng ở dạng viết tắt. 

Không phải tất cả mọi người trong cộng đồng người Khiếm thị sử dụng chữ nổi.  

Trong những năm gần đây, tỉ lệ người biết chữ nổi giảm so với các năm trước đó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do sự phát triển của những phần mềm đọc màn hình, các thiết bị công nghệ cầm tay cùng một vài lý do khác.  
Như cá nhân tôi, xúc giác trên tay tôi giảm độ nhạy, do vậy tôi gặp khó khăn trong việc dùng sức để viết chữ trên khung chữ nổi. Do không đủ lực tay nên tôi không thể phân biệt được các chữ khi viết.  Tuy nhiên, vai trò quan trọng của chữ nổi sẽ không thay đổi theo thời gian. Công nghệ sẽ không bên ta thường xuyên để truyền đạt thông tin. Do vậy, chữ nổi tiếp tục được coi là giải pháp tốt nhất trong việc giúp chúng ta chủ động nắm bắt và truyền đạt thông tin. Ngay cả trên các thiết bị với hệ điều hành IOS, việc sử dụng chữ nổi bằng bàn phím là hoàn toàn khả thi.

Liệu có một loại bàn phím đặc biệt để gõ chữ nổi hay không?  Câu trả lời là có. Bàn phím chữ nổi Perkins có 3 hàng bên trái, một khoảng trống ở giữa, và 3 hàng bên phải. Bằng cách giữ các phím, người dùng có thể tạo ra thông tin mình mong muốn. Để làm được điều này trên máy với hệ điều hành IOS, bạn chỉ cần bật chế độ “Braille screen input” trong phần cài đặt ứng dụng đọc màn hình Voiceover.  

 

Chữ nổi sẽ “tốn giấy” hơn so với chữ viết thông thường.

Chữ nổi có kích cỡ chữ 10mm và khoảng cách giữa các dòng là 10mm. Khoảng cách này lớn hơn so với khoảng cách của chữ in thông thường. Hơn nữa, chữ nổi được sử dụng trên 2 mặt giấy sẽ gây tốn kém và khó khăn khi đọc và viết. Sách chữ nổi sẽ dày và nặng hơn sách in thông thường nhiều lần. Lấy một ví dụ thực tế, cuốn sách in Harry Porter một phần khi dịch sang chữ nổi sẽ được chia làm ba quyển, mỗi quyển nặng 4,08kg (9 pounds).  

Ảnh: Unsplash

Chữ nổi rất tuyệt vời.

Bằng cách sử dụng chữ nổi, chúng ta sẽ luôn trân trọng và duy trì tài sản vô giá mà Louis Braille mang lại. Với chữ nổi, chúng ta có một phương thức cụ thể để thu nhận và trao đổi thông tin cho cộng đồng người khiếm thị.  

Phương Anh/ Theo Perkins school for the Blinds; Trung Tâm Hướng Nghiệp & Công Nghệ Trợ Giúp Cho Người Mù Sao Mai.

 

 

Đôi nét về tác giả và trang web:  
Perkins school for the Blinds: là một trường học dành cho người khiếm thị tại Mỹ, được thành lập vào năm 1829 và là ngôi trường có lịch sử lâu đời nhất cho người mù tại quốc gia này (Wikipedia). 

Veronica Lewis: Tác giả bài viết. Sinh viên đại học, chuyên ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật trợ giúp tại Viginia, Mỹ. Cô thường viết về các chủ đề: khoa học công nghệ, kỹ thuật và những chủ đề xoay quanh vấn đề người khuyết tật (Perkins school for the Blinds website).

Trung Tâm Hướng Nghiệp & Công Nghệ Trợ Giúp Cho Người Mù Sao Mai là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2001 (Trung Tâm Hướng Nghiệp & Công Nghệ Trợ Giúp Cho Người Mù Sao Mai website).