Làm sao để “Nghe an toàn”?
Hằng năm, ngày 3/3 được WHO lựa chọn là ngày Thính giác Thế giới nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về Nghe An toàn. Với chủ đề năm nay: “To hear for life, listen with care”, WHO sẽ tập trung vào tầm quan trọng của việc Nghe An toàn và cách bảo vệ để có một thính lực tốt. Trong bài hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những thông tin này nhé!
Âm thanh lớn ảnh hưởng đến thính giác bằng cách nào?
Chúng ta nghe được âm thanh nhờ vào chức năng của các tế bào giác quan. Khi tiếp xúc với âm thanh lớn trong một thời gian dài, các tế bào giác quan bị suy yếu, dẫn đến mất khả năng thính giác tạm thời hoặc chứng ù tai. Điển hình như, khi một người đến nghe nhạc với âm thanh lớn tại một buổi biểu diễn, người đó có thể sẽ trải qua tình trạng nghe không rõ âm thanh hoặc nghe thấy tiếng chuông, tiếng ù ù trong tai (cảm giác ù tai) sau đó. Tình trạng này thường được cải thiện sau một thời gian, khi các tế bào giác quan phục hồi. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài, các tế bào giác quan và các bộ phận khác của tai có thể bị tổn thương vĩnh viễn, gây nên tình trạng mất khả năng nghe.
Tình trạng mất khả năng thính giác do tiếng ồn có thể diễn ra tức thời (khi ta nghe thấy âm thanh to đột ngột). Nhưng nếu điều này tiếp tục diễn ra thường xuyên, bạn sẽ không để ý đến các biểu hiện của tình trạng mất khả năng thính giác, cho đến khi các biểu hiện trở nên rõ ràng hơn. Ban đầu, bạn sẽ khó nghe những âm thanh có âm vực cao, lâu dần, bạn khó có thể giao tiếp với người xung quanh, đặc biệt tại những nơi có nhiều tiếng ồn.
Làm cách nào tôi bảo vệ khả năng nghe của mình trong môi trường có âm thanh lớn? Nghe An toàn là gì?
Nghe An toàn là thuạt ngữ chỉ những hành vi, thói quen nghe mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thính giác.
Âm lượng, thời gian nghe và mức độ thường xuyên khi tiếp xúc với âm thanh lớn đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe. Khi bạn nghe âm thanh lớn trong thời gian dài, khả năng bạn mất thính giác càng cao. Để bảo vệ khả năng thính giác:
1. Thường xuyên giảm âm lượng: Bạn có thể điều chỉnh mức độ âm thanh khong quá 60% âm lượng khi nghe. Nếu bạn đang sử dụng app để đo mức độ âm thanh thì cần lưu ý để âm thanh ở mức dưới 80dB (dB là đơn vị đo cường độ âm thanh).
2. Sử dụng tai nghe có chế độ chống ồn chỉ động để tai nghe có thể tự động giảm tiếng ồn khi trong môi trường có âm thanh lớn.
3. Trong môi trường tiếng ồn, sử dụng tai để nghe và vật dụng bảo vệ tai như nút bịt tai.
4. Luôn luôn đứng xa khỏi nguồn phát âm thanh như loa, thiết bị máy móc có tiếng ồn.
5. Giảm thời gian tham gia các hoạt động có ấm thanh lớn. Hãy cho đôi tai của mình có thời gian để thư giãn sau khi tiếp xúc với tiếng ồn để các tế bào giác quan có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.
6. Lắng nghe những cảm giác, biểu hiện của tình trạng mất khả năng thính giác. Hãy liên hệ với chuyên gia nếu bạn có những biểu hiện như nghe thấy tiếng ù ù trong tai (ù tai) hoặc khó nghe những âm thanh có âm vực cao và khó bắt nhịp trong các cuộc trò chuyện.
Liệu rằng 1 lần tiếp xúc với cườn độ âm thanh lớn có làm mất đi khả năng thính giác?
Có, dù chỉ một lần tiếp xúc với âm thanh lớn có thể gây tổn thương đến các tế bào trong tai và gây mất khả năng thính giác.
Làm cách nào để tôi biết rằng, tiếng ồn tại nơi đó có thể ảnh hưởng đến thính giác?
Bạn có thể sử dụng các ứng dụng để đo cường độ âm thanh. Khi cường độ âm thanh dưới 80dB, âm thanh đó sẽ khó gây ảnh hưởng đến thính giác của bạn. Khi cường độ âm thanh tăng, mức độ ảnh hưởng đến tai của bạn sẽ tăng theo. Bạn có thể sử dụng ứng dụng miễn phí NIOSH-SLM App để đo cường độ âm thanh.
Làm cách nào tôi sử dụng các ứng dụng để đo cường độ âm thanh trong điện thoại?
Nếu bạn đang nghe với âm lượng quá to, các ứng dụng kiểm soát âm lượng trong điện thoại sẽ gửi một tin nhắn để giúp bạn điều chỉnh lại âm lượng. Những ứng dụng này có thể tải trên điện thoại và sử dụng vào mỗi lần bạn nghe nhạc bằng điện thoại, như dBTrack và HearAngel.
Trong trường hợp bạn không có ứng dụng mà muốn kiểm tra cường độ âm thanh tại nơi đó, hãy kiểm tra bằng cách, nếu bạn phải nâng tông giọng của mình để gọi người đứng các bạn 1 sải tay có nghĩa rằng âm lượng tại nơi đó lớn.
Tôi nên nghe nhạc trong bao lâu?
Thời gian nghe nhạc sẽ giảm khi âm lượng bạn nghe càng lớn. Ví dụ, nếu một người nghe nhạc với cười độ 80dB, người đó có thể nghe nhạc lên đến 40 tiếng 1 tuần. Nhưng nếu nghe với âm lượng 90dB, người đó chỉ có thể nghe tối đa 4 tiếng 1 tuần để đảm bảo an toàn cho thính giác. Thòi gian nghe phù hợp trong 1 tuần tùy vào loại âm thanh được liệt kê trong bảng dưới đây, bạn có thể đo cường độ âm thanh bằng các ứng dụng trên điện thoại.
Cường độ âm thanh tính bằng decibels |
Thời gian nghe trong 1 tuần để đảm bảo mức độ an toàn cho thính giác |
Ví dụ về các loại âm thanh tương ứng |
10dB | Không giới hạn | Tiếng thở bình thường |
30dB | Không giới hạn | Tiếng thì thầm |
40dB | Không gíới hạn | Âm thanh trong thư viện |
60dB | Không giới hạn | Tiếng trò chuyện thông thường |
80dB | 40 tiếng | Tiếng chuông cửa |
85dB | 12 giời 30 phút | Tiếng ồn giao thông trong giờ cao điểm (nghe trong xe ô tô) |
90dB | 4 giờ | Tiếng quát tháo từ cuộc trò chuyện |
95dB | 1 giờ 15 phút | Tiếng xe máy |
100dB | 20 hút | Tiếng máy sấy tóc |
105dB | 8 phút | Tiếng còi ô tô trong khoảng cách 5 mét |
110dB | 2.5 phút | Tiếng hét bên cạnh tai |
120dB | 12 giây | Khi đứng gần còi báo động |
130dB | <1 giây | Tiếng búa khoan |
140dB | 0 giây | Tiếng máy bay cất cánh |
150dB | 0 giây | Tiếng vụ nổ |
Làm cách nào để nhận biết khả năng nghe của mình đang bị ảnh hưởng?
Bạn có thể đang bị mất thính giác nếu có các biểu hiện sau:
• Thường xuyên nghe thấy tiếng ù ù trong tai (ù tai)
• Khó nghe những âm thanh có cao độ lớn (tiếng chim hót, tiếng chuông cửa, tiếng điện thoại, tiếng đồng hồ báo thức)
• Khó nắm bắt nội dung các cuộc trò chuyện trong môi trường có nhiều tiếng ồn như tại nhà hàng, chợ, hoặc các buổi tiệc.
• Nếu bạn nghĩ khả năng nghe của mình đang gặp vấn đề, hãy tới gặp bác sĩ. Hiện tại, WHO đã phát triển phần mềm hearWHO để bạn có thể kiểm tra khả năng nghe của mình.
Cách sử dụng nút bịt tai và các thiết bị bảo vệ tai đúng cách?
Thông thường, các loại nút tai được làm từ foam hoặc các chất liệu tương tự, và các loại này sẽ được người dùng mua dễ dàng tại các nhà thuốc, siêu thị với giá phải chăng. Cách sử dụng:
Nén nút tai bằng ngón trỏ và ngón cái
Di chuyển tai lên xuống để tạo độ mở cho ống tai
Đưa nút tai vào ống tai với độ sâu phù hợp với tai và giữ đến khi nút tai được đặt an toàn và thoải mái trong tai
Sử dụng đúng nút tai có thể làm giảm khả năng tai tiếp xúc với tiếng ồn và giảm khả năng tai bị tổn thương.
Những thiết bị bảo vệ tai khác như mũ che tai cùng các thiết bị thiết kế theo đặt hàng.
Phương Anh/ Theo WHO