
“Muôn hình vạn trạng” kiểu lừa đảo qua mạng

Vay vốn online, đặt cọc mua hàng, nhận quà từ nước ngoài, du lịch 0 đồng… đang được kẻ gian biến thành những “món mồi ngon” để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của những người nhẹ dạ cả tin. Trong bài viết này, chúng ta cùng “lật tẩy” 7 chiêu thức lừa đảo tinh vi, phổ biến hiện nay..
Tuy nhiên, khi đến địa điểm du lịch, chúng sẽ tìm mọi cách để “moi tiền” của “con mồi”, bằng việc bán các món hàng đắt đỏ so với giá trị thực tế. Thậm chí có những món hàng đã quá hạn sử dụng hoặc không rõ xuất xứ.Nếu không mua hàng, nạn nhân phải chi trả các chi phí cho chuyến đi.
Sau đó, đối tượng sẽ đóng vai nhân viên giao hàng, nhân viên hải quan gọi điện yêu cầu nạn nhân nộp một khoản phí trước khi nhận hàng, Đó có thể là phí vận chuyển, phí giao hàng, phí chi trả vi phạm,…
Kẻ lừa đảo sẽ tiếp cận “con mồi” qua những quảng cáo “bắt tai” về dịch vụ bảo vệ tài khoản Facebook, chống hack Facebook… Khi có đủ thông tin (tên đăng nhập, mật khẩu), chúng sẽ chiếm đăng nhập và chiếm đoạt nick của người dùng bằng cách đổi mật khẩu, chặn liên lạc. Sau đó, chúng sẽ dùng danh nghĩa của bạn để lừa bạn bè, người thân quen của bạn chuyển khoản, nạp tiền điện thoại…
đồng thời sử dụng thông tin cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo.
Lợi dụng tâm lý muốn được vay vốn với số tiền lớn, lãi suất thấp, không cần thế chấp tài sản, thủ tục nhanh gọn, các đối tượng đã đăng tin cho vay vốn thông qua các ứng dụng, mạng xã hội như Zalo, Facebook…Sau khi tiếp cận được nạn nhân, chúng sử dụng sim rác, tài khoản thuộc các trang mạng xã hội để hướng dẫn thực hiện thủ tục vay thông qua các ứng dụng tài chính online. Khi đã thực hiện xong hành vi lừa đảo, đối tượng sẽ cắt đứt liên lạc với nạn nhân.
Đối tượng lừa đảo sẽ gửi thông tin đến email của nạn nhân với nội dung như “ông A đã gửi tặng bạn một bưu thiếp chúc mừng sinh nhật”. Đối tượng sẽ giả danh một công ty để gửi email đến nạn nhân Trong email, đối tượng sẽ gửi kèm 1 đường link để xem thiệp chúc mừng. Chỉ 1 lần click chuột vào đường link có thể phát tán virus hoặc dẫn đến một trang web đen.
Nhiều trường hợp, đường link sẽ dẫn đến một trang web và yêu cầu “khổ chủ’ phải nhập các thông tin cá nhân để nhận bưu thiệp. Sau khi thành công, chúng có thể sử dụng email, thông tin cá nhân của nạn nhân để tiếp tục hành vi lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân của bạn bè, người thân của họ. Những đường link như vậy có thể cho phép kẻ gian truy cập trái phép các thông tin cá nhân